Một số lễ hội dân gian cổ truyền đặc sắc tại Hà Nội
Thành phố Hà Nội nằm ở trung tâm đống bằng Bắc bộ. Là vùng đất cổ, Hà Nội được sông Hồng và các phụ lưu bổi đắp tạo nên, do đó Hà Nội gắn bó với sông Hồng mật thiết như con với mẹ. Xưa kia người ta đã gọi sông Hồng là sông Cái - sông Mẹ. Tên gọi Hà Nội có ý nghĩa là vùng đất bên trong sông. Hà Nội là mảnh đất ngàn năm văn hiến, một trung tâm văn hoá lớn của Việt Nam.
Hà Nội là một trong số những vùng đất có nhiều lễ hội độc đáo ở nhiếu địa phương nội, ngoại thành. Phòng vé máy bay VHA xin giới thiệu các bạn một số lễ hội nổi bật tại thủ đô Hà Nội.
Lễ hội diễn ra tại xã cổ Loa, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Lễ hội hàng năm diễn ra từ ngày 6 đến 16 tháng giêng âm lịch (chính hội ngày 6) để tưởng nhớ Thục Phán An Dương Vương, người đã được vua Hùng thứ 18 nhường ngôi, ông đã có công xây thành cố Loa, trị vi Âu Lạc trong 50 năm vào thê kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Trong dip lề hội tái hiện nhiều tích xưa như rước vua sống, lẻ ươm gươm tại đến Sái, rước cổ bổng...
Lễ hội đến Cổ Loa có đám rước than uy nghiêm của 12 xóm. Trong phần hội có nhiều trò vui: chơi đu, thổi cơm thi, hát ca trù, hát chèo (ảnh ST)...
Nhiều địa phương thuộc Hà Nội tổ chức lễ hội suy tôn Thánh Dóng: Phù Đổng, Chi Nam (Gia Lâm), Xuân Đỉnh (Từ Liêm), đền Sóc (Sóc Sơn). Trong số bốn hội trên thì lễ hội Dóng ở Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) có quy mô, tổ chức chặt chẽ và công phu nhất. Chính hội là ngày 9/4 âm lịch hàng năm. Trước đó, ngày 6/4 là lễ rước nước từ giếng trước đến thờ Mẫu. Lễ tế có phường Ải Lao múa hát thờ than; diễn trận tái hiện sự tích Ổng Dóng đánh giặc Ân với các cuộc múa cờ "ba ván thuận" và "ba ván nghịch" được cách điệu, người xem có thể hiểu tài đánh giặc của Ông Dóng. Những ngày tiếp theo có nhiêu trò vui như lễ cắm cờ, mừhg thắng trận, cáo trời đất và nhiều trò vui khác (ảnh ST).
Lễ hội Đống Đa (thuộc quận Đống Đa - Hà Nội) hàng năm diễn ra vào ngày mồng 5 tết Nguyên Đán (5/1 âm lịch). Đây là lễ hội chiến thắng, mừng công tích lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, do Hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ), người anh hùng áo vải Tây Sơn lãnh đạo. Cuộc tế diễn ra ở đình Khương Thượng, lễ cầu siêu ở chùa Đồng Quang. Sau đám rước "rồng lửa Thăng Long" là lễ dâng hương, lễ đọc văn. Hội còn có nhiều trò vui, đua tài, đua trí trên sân bãi tại gò Đống Đa lịch sử (ảnh ST)
Lễ hội làng Bát Tràng hàng năm được tổ chức vào dịp rằm tháng 2 âm lịch tại xã Bát Tràng huyện Gia Lâm, Hà Nội nhằm ý nghĩa tôn vinh nghề gốm truyền thống và nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn, cũng là dịp dân làng dâng lễ lên thần hoàng cầu xin thánh hiền cho dân giàu, xã văn minh, làng xóm bình an. Bên cạnh những nét văn hoá truyền thống nơi đây cũng là dịp quảng bá giới thiệu sản phẩm Gốm Bát Tràng thông qua du khách. Đến với hội làng Bát Tràng du khách còn được chiêm ngưỡng những sản phẩm gốm tính tế được làm bởi những bàn tay tài hoa của nghệ nhân nơi đây (ảnh ST).
Lễ hội Chùa Hương
Là lễ hội kéo dài nhất cả nước. Hằng năm Lễ hội chùa Hương khai hội vào ngày mùng 6 tháng giêng Địa điểm: xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.và kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Hành trình về Lễ hội Chùa Hương là hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành. Lễ hội chùa Hưng trong phần lễ thực hiện rất đơn giản.Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền thong dong vãng cảnh trên suối Yến, vãn cảnh chùa chiền, leo núi thăm động, thưởng thức các tiết mục văn nghệ hát trèo đò. Đây là một lễ hội lớn Hà Nội và có nhiều sức hấp dẫn với du khách (ảnh ST).
Đên Đồng Nhân thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, thở Hai Bà Trưng là những vị nữ anh hùng đã khởi nghĩa chống quân Đông Hán giành độc lập cho đất nước. Tại đày hàng năm thường mở lẻ hội vào ngày 5 tháng 2 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của Hai Bà. Nghi thức có lễ tắm tượng, lễ rước, tê múa đèn tiến hành rất trang nghiêm, đặc sắc. Phẩn hội có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc vui tươi.
Làng Lệ Mật nay thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên. Lệ Mật là một làng quê thuộc xã Việt Hưng, huyện Gia Lâm, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 7 km về phía Đông Bắc (nay thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội). Lệ Mật nổi tiếng trong cả nước với nghề truyền thống nuôi rắn, bắt rắn. Hàng năm mở hội vào ngày 23/3 âm lịch, tưởng nhớ Hoàng Đức Trung (thành hoàng làng Lệ Mật) là người đã có công được vua Lý ban đất lập 13 trang trại. Hội Lệ Mật có trò múa rắn nhằm tôn vinh nghề bắt và nuôi rắn ở đây. Hội Lệ Mật còn là dip để cư dân trong làng và những ngươi đi xa có dịp về quẻ, ôn lại lịch sử dựng làng đầy gian nan thử thách từ xa xưa, cùng chung niềm vui và lòng biết ơn đối với tổ tiên (ảnh ST).
Làng Triều Khúc thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì. Xưa kia làng này nổi tiếng với nghế làm nón quai thao, nghề thêu, may, đổ thờ và nhiếu nghề thủ công khác. Hội làng Triều Khúc diễn ra hàng năm từ ngày 10 đến 12 tháng giêng âm lịch tại đinh sắc và đinh Lớn dể ghi nhớ công ơn người anh hùng dân tộc - Phùng Hưng và tôn vinh nghề dệt. Trong thời gian tế lễ có múa Bồng - một điệu múa cổ đặc sắc được tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể. Sau tê lễ có các trò múa lân, đấu vật, hát chèo... Kết thúc hội bằng trò múa cờ (còn gọi là chạy cờ) (ảnh ST).
Hội tổ chức ở làng Hoè Thị, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm. Tương truyền đinh làng thờ vị tướng của vua Hùng thứ 18 đã đóng quân ở đây, ông thường tổ chức cho quân lính thổi cơm trên đường hành quân. Ông được tôn làm Thành Hoàng làng. Hàng năm vào ngày 8 tháng giêng âm lịch dân làng mở hội có trò thi thổi cơm đế ôn lại tích xưa.
Cuộc thi thổi cơm ở đây có ba phần: thi chạy lấy nước, thi kéo lửa và thi thổi cơm.
Mỗi phần thi đều có các giải nhất, nhì, ba. Sôi nổi nhất vẫn là phần thi nấu cơm. Cuộc thi này phải qua ba công đoạn: giã thóc, sàng thóc lấy gạo; giã gạo lấy gao trắng; thổi cơm. Khi đã có lửa, người dự thi lúc này rất khẩn trương bắc nồi đất lên bếp. Khi niêu cơm đã cạn nước, người ta dùng tro rơm vùi kín niêu cơm để sao cho cơm dẻo, trắng, hạt cơm khòng nát, không bị sống. Cuối cùng ai có nièu cơm chín trước và ngon là người đoạt giải.
Click săn vé máy bay trực tuyến Việt Nam VHA hoặc săn vé vé bay 0 đồng tại Phòng vé máy bay trực tuyến Việt Nam VHA tại đây
Website ĐẶT VÉ MÁY BAY TRỰC TUYẾN : http://vha.vn
FANPAGE : https://www.facebook.com/PHONGVEMAYBAYVHA/
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VHA VIỆT NAM
Add : Số 5/3 Lệ Mật Str., Hà Nội
Hotline : 1900585890
Tel HAN: (84-24)32058989
Tel SGN: (84-8) 88 14 33 88
Fax : (84-24) 36.950.283
Mail : VHA@vha.vn
Map : https://g.page/dat-ve-may-bay-tai-ha-noi?share
NHÂN VIÊN HỖ TRỢ
1.Ms.Nga : 0966133335
2.Ms.Thiem : 0988201138
3.Ms.Huyen : 0974366238
4.Ms.Thao : 0981061138
5.Ms.Thu Anh : 0982288038
6.Ms.Hang : 0981121255
7.Ms.Mai : 0968033358
8.Mr.Thanh : 0969152459
9.Ms.Linh : 0888143388
10.Ms.Trang : 0975254688
11.Ms.Hau : 0987786392
12.Ms.Bich : 0966449397