Những lễ hội đặc sắc tại Hải Phòng
Hải Phòng - thành phố biển miền Bắc, thành phố hoa phượng đỏ, một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, nằm bên bờ biển Đông. Hải Phòng thực sự là một trung tâm thương mại, du lịch của miền Bắc Việt Nam. Người Hải Phòng còn làm hài lòng du khách với nhũng món ăn đặc sản của biển và nhiều cuộc khám phá đẩy ấn tượng trên vùng đất được tạo hoá và con người của nhiều thế hệ vun đắp nên.
Hãy cùng Phòng vé máy bay trực tuyến Việt Nam VHA tìm hiểu về một số lễ hội truyền thống tiêu biểu tại thành phố hoa phượng đỏ bạn nhé!
Múa rối là một môn nghệ thuật dân gian lâu đời của Hải Phòng. Tương truyền, phường múa rối cạn có tới 7 đời ở Bảo Hà, xã Đổng Minh, huyện Vĩnh Bảo cách trung tâm Hải Phòng hơn 30km.Nghệ thuật múa rối Bảo Hà ngày một phát triển. Ngày nay khi biểu diễn đều kèm theo âm nhạc, lời nói và ca hát. Múa rối cạn đã mang tính chất sân khấu kịch hát.
Múa rối nước Nhân Hoà là một loại hình sân khấu rối kết hợp với thiên nhiên và lửa pháo. Con rối nước Nhân Hoà làm bằng gỗ sơn then, không mặc quấn áo. Nơi biểu diễn rối nước thường là hồ ao. Ngày nay người ta tạo ra bể nước để có thể diễn rối nước trong rạp hát (ảnh ST).
Tương truyền, vật cầu vốn là môn thể thao do tướng Phạm Ngũ Lão (đời Trần) đặt ra để rèn luyện quân sỹ. Sau khi chiến thắng quân Nguyên trở về, tướng quân Phạm Ngũ Lão cùng quân sĩ đã dùng củ chuối hột làm quả cầu và chơi trò vât cầu để rèn luyện quân sĩ. Và từ đó, dân làng lấy trò chơi này để đưa vào trò chơi đầu năm để đón xuân mới, lâu ngày trở thành lễ hội vật cầu truyền thống của Kim Sơn. Lễ hôi vật cầu thường tổ chức vào ngày 6 tháng Giêng tại sân đình (ảnh ST).
Về Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, hành khách sẽ được xem một hội làng truyền thống - Hội đánh pháo đất vào ngày 3 tháng 8 âm lịch hằng năm tại các xã Tân Hưng, Tam Đa, Tân Liên, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng. Đất làm pháo lấy từ đáy sông, loại đất đã được gạt hết lớp bùn từ chiều hôm trước, phơi cho se mặt. Sáng hôm sau lấy chày hoặc tay luyện đất. Luyện nhào đến khi nó dẻo lại như kẹo, nhuyễn như bột làm bánh, từ màu đen chuyển sang màu hồng mịn óng ánh như sáp thì chuyển đến giai đoạn làm pháo (ảnh ST).
Đây là lễ hội độc đáo và nổi tiếng của Đồ Sơn (Hải Phòng). Lễ hội diễn ra ngày 9/8 âm lịch. Phần nghi lễ rất trang trọng với lễ rước thần trên kiệu rống, có tán và lọng che, phường bát âm... rất nhiều đối tượng tham gia. Đây là lễ hội thu hút đông đảo du khách thập phương nhất Hải Phòng (ảnh ST).
Lễ hội tưởng niệm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thường được tổ chức nhân ngày sinh (10/4 ÂL) và ngày mất của cụ (28/11 ÂL). Trong đó lễ hội kỷ niệm ngày mất 28/11 thường tổ chức với quy mô lớn hơn. Địa điểm lễ hội là khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo.
Lễ hội Đền Trạng là sự kiện văn hóa lớn trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Cư dân nhiều địa phương trong vùng, rất nhiều du khách trong và ngoài nước cũng đến dâng hương tưởng niệm.
Kỳ Sơn là một trong 4 làng của xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy. Cùng với lễ hội Vật cầu của làng Kim Sơn, lễ hội Rước lợn "ông Bồ" và chạy đá của Kỳ Sơn gợi mở cho du khách cuộc kiếm tìm ý nghĩa của một sinh hoạt văn hóa dân gian, một minh chứng sức sống mãnh liệt của hội làng truyền thống. Ngoài đặc điểm chung là "lễ hội của nông dân", lễ Rước lợn "ông Bồ" (tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch) còn mang sắc thái địa phương với nguyện ước mong sao cuộc sống thanh bình, mùa màng tốt tươi, cây trồng vật nuôi sinh sôi nảy nở (ảnh ST).
Hàng năm cứ vào dịp tết Nguyên Đán, nhiều nơi trong huyện Thủy Nguyên thường tổ chức vui xuân bằng cây đu quen thuộc. Từ 28, 29 tháng chạp âm lịch, các làng quê lại trồng từ một đến vài cây đu trên nhiều địa điểm khác nhau. Du khách có thể hòa mình vào lễ hội đặc sắc khi đến đây.
Lễ hội được tổ chức tại nhiều làng chài ở các huyện Cát Bà, An Dương, Kiến Thuỵ từ ngày 4 đến 6 tháng giêng (âm lịch) hàng năm. Sau khi làm lễ tế Thủy Thần, Long Vương, một hồi trống lệnh vang lên, hàng trăm trai tráng tay cầm chèo và vật dụng đánh bắt cá hò reo chạy tới thuyền của mình tới nơi quy định được nhanh nhất. Cuộc đánh bắt cá rất sôi nổi. Đến khi nghe tiếng pháo lệnh thu quân. Họ đưa cá đến đình làng để các bô lão chấm thi. Con cá ngon nhất được chế biến ngay trên sân đình để tế thần, số cá còn lại chia cho mọi người. Ai đánh được cá to nhất hoặc nhiều cá nhất được trao giải. Đây là lễ hội vô cùng độc đáo tại Hải Phòng (ảnh ST).
Lễ hội diễn ra tại đình Dư Hàng, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân vào ngày 18 tháng 2 ảm lịch hàng năm, tưởng nhớ Ngô Quyền. Lễ hội được tổ chức trang nghiêm với nghi lễ tế, rước. Cuộc rước thần vị giao hiếu với các xã Đông Khê, Hàng Kênh (cũ) nay là phường Đông Khê, quận Ngỏ Quyển. Trước sân đình có các trò đấu vật, chơi cờ, chọi gà, tố tôm, ca trù, diên chèo, hát chầu văn.
Đến Nghè ở phố Lê Chân, quận Lê Chân, thờ Bà Lê Chân - một nữ tướng giỏi của Hai Bà Trưng. Lễ hội hàng năm được tổ chức ngày 8 tháng 2 âm lịch tưởng nhớ công tích của Bà Lê Chân. Nghi lễ có lễ rước bài vị (mũ, ấn) từ đền Nghè về đình, cỗ tê chay hoặc cỗ mặn. Nhiểu trò vui như: đấu vật, cờ tướng trong những ngày lễ hội.
Hội dua thuyển truyền thống trên biển (huyện Cát Hải)
Cứ đến ngày 1 tháng 4 dương lịch, nhân kỷ niệm ngày Bác Hồ vế thăm ngư dân ở đảo Cát Bà (vể sau trở thành ngày truyển thống của ngành Thủy sản Việt Nam), hội đua thuyền rồng được tổ chức tại thị trấn Cát Bà. Đây là ngày vui đầu vụ cá của cư dân vùng biển Bắc bộ, cũng là dịp các đội thuyền tranh tài đọ sức, tôn vinh những tay chèo giỏi. Cuộc đua thuyền rồng rất hấp dẫn thu hút rất nhiều người đến tham gia, cổ vũ (ảnh ST).
Đền Phò Mã thuộc thị trấn Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên, thờ danh tướng Lại Văn Thành là tướng giỏi của đời nhà Trần. Hàng năm, vào ngày 15 tháng giêng âm lịch, lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ công tích của danh tướng. Ngày 16/2 (ngày mất của ông) tại đền có lễ dâng hương.
Đền An Lư thuộc xã An Lư, huyện Thủy Nguyên, thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và An Sinh Vương Trần Liễu (thân phụ Trần Hưng Đạo) - Ảnh ST.
Hàng năm vào 10 - 11/11 âm lịch, lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ công đức của Trần Hưng Đạo đã có công đánh tan giặc Nguyên Mông cứu nước, và tôn vinh Trần Liễu. Lễ dâng hương được tổ chức rất trang nghiêm. Sau phần nghi lễ là phần hội với những trò vui như chơi đu, hát đúm nam nữ, chọi gà, cờ tướng...
Click săn vé máy bay trực tuyến Việt Nam VHA hoặc săn vé vé bay 0 đồng tại Phòng vé máy bay trực tuyến Việt Nam VHA tại đây
Website ĐẶT VÉ MÁY BAY TRỰC TUYẾN : http://vha.vn
FANPAGE : https://www.facebook.com/PHONGVEMAYBAYVHA/
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VHA VIỆT NAM
Add : Số 5/3 Lệ Mật Str., Hà Nội
Hotline : 1900585890
Tel HAN: (84-24)32058989
Tel SGN: (84-8) 88 14 33 88
Fax : (84-24) 36.950.283
Mail : VHA@vha.vn
Map : https://g.page/dat-ve-may-bay-tai-ha-noi?share
NHÂN VIÊN HỖ TRỢ
1.Ms.Nga : 0966133335
2.Ms.Thiem : 0988201138
3.Ms.Huyen : 0974366238
4.Ms.Thao : 0981061138
5.Ms.Thu Anh : 0982288038
6.Ms.Hang : 0981121255
7.Ms.Mai : 0968033358
8.Mr.Thanh : 0969152459
9.Ms.Linh : 0888143388
10.Ms.Trang : 0975254688
11.Ms.Hau : 0987786392
12.Ms.Bich : 0966449397