Tìm vé máy bay giá rẻ đi Cần Thơ ghé thăm 3 làng nghề truyền thống lâu đời
Đi Cần Thơ ghé thăm 3 làng nghề truyền thống lâu đời. Làng nghề truyền thống là một trong những đặc trưng gắn với đời sống văn hóa của các cộng đồng dân cư nên có sức hấp dẫn du khách. Du lịch Cần Thơ có rất nhiều làng nghề truyền thống hấp dẫn đặc trưng, dưới đây là 3 làng nghề truyền thống lâu đời ở Cần Thơ.
Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng
Địa chỉ: Khu vực Tân Phú, Phường Thuận Hưng, Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ.
Đã tồn tại hơn 200 năm tại quận Thốt Nốt, làng nghề truyền thống Cần Thơ – bánh tráng Thuận Hưng với hơn 500 lò làm bánh tráng vẫn ngày đêm “đỏ lửa” mà không đủ bánh cung cấp cho thị trường.
Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng nổi tiếng với chiếc bánh dẻo thơm, mịn đều. Thuở đầu chỉ có vài hộ làm để ăn dịp Tết. Dần dần, nhiều người biết tiếng đến đặt hàng, các lò bánh mới mọc lên nhiều và phát triển mạnh như hiện nay.
Người làm bánh chọn gạo của vùng Thốt Nốt, không được chọn loại mới thu hoạch hoặc để quá lâu ngày, có như vậy bánh tráng mới thơm ngon, không quá dai cũng không bở và để được lâu. Sau đó, gạo được ngâm rồi đem xay thành bột, lọc bỏ phần nước chua rồi pha bột với nước sao cho vừa. Nêm thêm chút muối, vị bánh sẽ đậm đà hơn.
Công đoạn tráng bánh cũng rất công phu, lửa chỉ được để lửa liu riu, tráng bánh phải nhanh, đều thì bánh mới tròn, mỏng đều và khi lấy bánh sẽ không bị nát. Và cuối cùng là công đoạn phơi bánh, gỡ bánh cũng không phải chuyện dễ, người phơi phải biết canh nắng để gỡ cho đúng lúc để có chiếc bánh còn nguyên vẹn, không cong vênh.
Bánh tráng Thuận Hưng có nhiều loại từ bánh tráng mặn, bánh nhạt không pha muối, bánh tráng nem đến bánh tráng dừa. Bánh tráng Thuận Hưng qua nhiều năm vẫn giữ nguyên vẹn được chất lượng của bánh.
Có dịp du lịch Cần Thơ, đến thăm làng bánh tráng Thuận Hưng, ngoài ấn tượng từ thao tác làm bánh khéo léo nhanh nhẹn của những người thợ, thưởng thức những loại bánh tránh thơm ngon, du khách còn có dịp biết rõ về người dân ở làng nghề này, thêm lòng cảm phục những con người đôn hậu, yêu nghề như một phần hơi thở của mình và nhờ họ nhờ tình yêu của họ đã làm cho các ngành nghề truyền thống luôn sống bền bỉ theo thời gian.
Làng đan lưới Thơm Rơm
Địa chỉ: Ấp Tân Lợi 2, Xã Thuận Hưng, Huyện Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ.
Làng nghề đan lưới Thơm Rơm sản xuất quanh năm nhưng cao điểm của mùa kinh doanh là trong các tháng mùa nước nổi. Từ khoảng tháng 7 đến tháng 10 Âm lịch hàng năm khi nước tràn đồng nhu cầu đánh bắt cá của người dân Đồng Bằng Sông Cửu Long gia tăng. Đây là thời điểm các hộ dân làm lưới chạy hết công suất để sản xuất hàng giao cho khách, phục vụ nhu cầu đánh bắt thủy sản trong mùa lũ.
Thoạt đầu, lưới Thơm Rơm làm ra bán cho bà con địa phương nhưng bây giờ sản phẩm đã có mặt ở nhiều chợ trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, xuất sang Campuchia. Lưới sản xuất ở đây được người dân ưa chuộng vì bền, dễ dính cá, thích nghi với các địa hình như mương vườn, sông, rạch, giá bán phải chăng, mẫu mã đa dạng…
Nghề đan lưới đòi hỏi người thợ đan lưới phải rất tỉ mỉ, khéo léo và kiên nhẫn, mới có được những tấm lưới chất lượng. Hiện những hộ nơi đây không chỉ kinh doanh độc mặt hàng lưới giăng cá mà còn sản xuất ra nhiều dụng cụ đánh bắt khác như chài, vó, vèo, lú …
Làng nghề chằm nón lá
Địa chỉ: Ấp Thới Tân A, Xã Thới Tân, Huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ.
Nghề chằm nón lá ở ấp Thới Tân A không ai nhớ rõ xuất hiện từ năm nào và tổ nghề là ai. Tuy nhiên, theo những người làm nghề lớn tuổi ở đây cho biết, nghề này có khoảng trên 70 năm, hiện nay đã thành lập được Nghiệp đoàn chằm nón lá với trên 36 hộ sống với nghề.
Khác với miền Trung làm nón Bài thơ bằng lá buông và dây thao, người dân ở ấp Thới Tân A cũng như các vùng khác ở Nam bộ chọn loại lá mật cật và cây trúc làm nguyên liệu chính để làm nón.
Lá mật cật là lọai cây có lá xòe rộng như lá cọ, mọc nhiều ở Tây Ninh, Phú Quốc, Cà Mau,…Thân cây nhỏ và thấp, mọc thành từng đám hoặc bụi, hai bên cọng của tàu lá đầy gai nhọn. Mỗi cây mật cật chỉ có 01 lá non và được người ta chọn để làm nón.
Muốn làm nón đòi hỏi người thợ phải có khung chằm hình chóp với kích thước bằng chiếc nón lá mà người dân vùng này thường gọi là cái Mô được bày bán ở chợ. Vào những thập niên 80 trở về trước, nón lá được làm từ Mô có 15 vành.
Sau thập niên 80, thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi, người Nam bộ nói chung bắt đầu chuộng nón lá kiểu xứ Huế có 16 vành hay còn gọi là nón Bài thơ. Vì lẽ đó, người thợ ở Thới Tân A cũng nhanh chóng thay đổi cách làm, họ bắt đầu sử dụng Mô nón của xứ Huế để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Mỗi nghề mang một vẻ đẹp, một nét riêng đặc sắc, nhưng điểm chung của 3 làng nghề truyền thống lâu đời ở Cần Thơ là đều ẩn chứa những giá trị văn hóa đáng trân trọng và cần gìn giữ, phát triển. Hy vọng với những thông tin bổ ích ở trên có thể giúp bạn tích góp được những kinh nghiệm quý giá cho chuyến du lịch Cần Thơ thêm phần trọn vẹn.
Nếu bạn đang lên lịch cho chuyến vi vu của mình và người thân trong thời gian tới, hãy liên hệ sớm với VHA.vn thông qua tổng đài 1900585890 để Tìm vé máy bay giá rẻ đi Cần Thơ ghé thăm 3 làng nghề truyền thống lâu đời, cũng như nhận được những tư vấn tận tình nhất cho chuyến đi suôn sẻ, trọn vẹn nhiềm vui.
Đặt vé máy bay giá rẻ tại Vha.vn
VHA có đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, nhiệt tình và hệ thống đặt vé trực tuyến thông minh, tiện lợi giúp bạn dễ dàng tìm kiếm chuyến bay, đặt vé nhanh chóng, tiện lợi.
Ngoài ra, Vha.vn còn hỗ trợ một số dịch vụ uy tín từ hãng hàng không với giá ưu đãi như: mua thêm hành lý ký gửi, nâng hạng vé, đổi vé, chuyển nhượng, thủ tục check in sân bay, chọn trước chỗ ngồi trên máy bay, đặt trước các suất ăn trên máy bay...
Ngay từ bây giờ hãy nhanh tay liên hệ với Vha.vn qua tổng đài 24/7: 1900585890 để được tư vấn chi tiết lịch bay và được hỗ trợ đặt vé nhanh chóng, giá rẻ.